Bạn là một nhân viên có năng lực, cần cù, quyết đoán nhưng sau nhiều năm cống hiến sức lực và trí tuệ cho công ty, bạn vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Phòng bạn vừa có người được thăng chức, anh ta không có khả năng làm việc được như bạn, cũng không cần cù chăm chỉ như bạn?
Nói chung là nếu xét theo góc độ khách quan thì bạn sẽ là người được thăng chức trước.
Vậy nên trong đầu bạn luôn thường trực câu hỏi “ Tại sao lại như thế?”
Đã bao giờ bạn bỏ công sức tìm hiểu và đã bao giờ bạn để ý đến cách cư xử của bạn, đến những hành động, thái độ của bạn trong suốt quá trình bạn làm việc, hợp tác cùng với cấp trên và những đồng sự trong phòng?
Hay bạn chỉ nghĩ đơn giản là nếu mình cố gắng, mình chịu khó, mình giỏi giang thì khả năng thăng tiến của mình là dễ dàng?
Mọi việc không hề đơn giản như bạn nghĩ bởi sự cần cù , năng lực của bạn không nhất thiết có quan hệ với nhau.
Trên thực tế, quan hệ giao tiếp và việc được thăng chức không thể tách rời.
Một quan điểm cố hữu của cấp trên là thường bênh vực, ưu đãi những người cấp dưới có thái độ tín phục mình. Dường như đối với những người có địa vị cao thì càng dễ mắc phải điều trên. Bởi không ai muốn đề bạt, cất nhắc một người cấp dưới không hòa hợp với mình làm trợ thủ cho mình. Tuy nhiên, đôi khi việc làm vừa lòng và có quan hệ tốt với cấp trên thường được cho là một dạng nịnh hót, vì thế sẽ kéo theo mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp. Ngoài năng lực của mình nếu bạn có thể dung hòa tốt hai mối quan hệ đó, sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn. Vậy mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp như thế nào đây?
*Mối quan hệ với cấp trên:
Quan hệ tốt với cấp trên, cho dù là việc công hay việc tư thì đều rất có lợi. Về việc công, do trong quan hệ chủ và khách giữa hai bên nên có và thể hiện tình hữu nghị ở một mức độ nhất định, sự hợp tác có sự ăn ý tương đối, sẽ làm giảm rất nhiều những hiểu lầm không đáng có, tăng hiệu quả công việc. Về việc riêng, cấp trên càng hiểu cấp dưới thì càng có cảm giác an toàn, giống như tất cả đều nằm trong sự quản lý của cấp trên, do đó họ có thể tự do điều động. Cấp dưới khi có việc riêng phải xin phép, cấp trên cũng thông cảm và dễ dàng đồng ý. Có được điều này là do cấp dưới hiểu rõ cấp trên và luôn làm cho cấp trên tin tưởng.
Có nên tranh giành hơn thua với cấp trên không? Theo thiển ý của mình là điều cấm kỵ, nếu mình khăng khăng phản đối ngay. Những va chạm do tính cách hơn là lợi ích chung của tập thể thì cấp dười nên nhẫn nhịn với tinh thần dĩ hoà vi quý. Cho dù người cấp dưới có đúng 100% thì cấp trên vẫn có những lý lẽ riêng của mình.
Thường thì quyền lực như một con dao hai lưỡi. Người biết sử dụng , tức một sếp giỏi, có kỹ năng giao tế và dùng người giỏi sẽ không để xảy ra những va chạm lớn về tính cách. Họ biết cách nói sao để thuyết phục nhân viên. Nếu tranh luận một cách nghiêm túc thì phần thắng mà cấp dưới giành được là 10%, trừ khi có những sự sắp xếp lâu dài và hợp tác với các đồng sự khác để làm rõ sự bất tài, hay sai trái của cấp trên. Bằng không nếu đối đầu trực tiếp thì người chịu thiệt thòi đa phần là cấp dưới. Là một người cấp dưới, hành động và lời nói của chúng ta rõ ràng phải cân nhắc. Nhưng có những trường hợp sai sót của cấp trên dẫn đến thiệt hại đáng kể lợi ích của công ty, của tập thể, ta cần dũng cảm để nói ra, để tìm cơ hội phân tích và giúp cấp trên nhận ra vấn đề
Tính thiên vị của con người có từ khi sinh ra, phần lớn mọi người đều để mặc nó tồn tại và phát triển trong tâm thức của mình. Trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, những người có quan hệ tốt với cấp trên, hay còn được gọi là những người tâm phúc, thường dễ dàng được cấp trên đánh giá, nhìn nhận một cách khá thiên vị so với những người cấp dưới khác. Những người cấp dưới dù có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa, nếu thiếu đi sự quan tâm cá nhận tới người khác, thì vô tình đã mang lại một mối quan hệ xây dựng chỉ mang tính chất vì lợi ích bản thân. Ngược lại, nếu có thể tạo dựng tình hữu nghị tốt đẹp với cấp trên và trở thành người trợ thủ đắc lực, cộng sự tín nhiệm thì khi đó việc hợp tác tất nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều và những lợi ích mà mình đạt được cũng hết sức đáng kể. Bởi đơn giản, cấp trên cũng là con người, cũng thích nhận được sự quan tâm của cấp dưới không đơn thuần là ở việc chung. Cảm giác khi ở nhà được người thân quan tâm, ở công ty được sự yêu mến của nhân viên hay sếp làm cho tâm lý của cả hai bên có cảm giác an toàn nhất định. Và khi có cơ hội đề bạt, đương nhiên cấp trên sẽ chọn người cấp dưới tâm đầu ý hợp với mình trước khi tính đến khả năng thăng cấp cho người làm việc không hợp ý mình.
*Quan hệ với đồng nghiệp.
Trong công việc, bạn đôi khi không thể tránh được sự cạnh tranh, xích mích với đồng nghiệp. Nếu gặp phải những đồng nghiệp có thái độ không tốt, luôn ganh tỵ, ghen ghét bạn, trong lòng bạn cũng vì đó mà sinh ra cảm giác chán ghét thì bạn và đồng sự không bao giờ có được tình hữu nghị. Để hóa giải được tình huống này, bạn phải hết sức khéo léo và có một thái độ chân thành, tích cực. Không bao giờ có tư tưởng mình có khả năng, tài giỏi hơn người, coi đồng nghiệp là những người kém cỏi dù bạn có giỏi đến mấy. Nếu bạn muốn mọi việc được tiến hành thuận lợi, bạn nhất thiết phải học cách tôn trọng người khác như thế nào, phải loại bỏ những tư tưởng hẹp hòi, tạo dựng tình hữu nghị ngay cả với những người mà mình không hợp tính cách.
Bạn nên tự hỏi mình nguyên nhân mà bạn không thể hợp tác cùng đồng nghiệp ? Vấn đề do bản thân bạn chưa nỗ lực trong khi tao không khí vui vẻ hòa hợp hay là do phía người ta không chịu hợp tác cùng bạn? Bạn không thể xem nhẹ kỹ xảo sống hòa bình cùng người khác bởi nó chính là mấu chốt cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn và an hoà ở môi trường làm việc.
Chân thành và mở lòng ra, ban sẽ được đồng nghiệp chấp nhận
Sự chân thành quyết định rất nhiều trong nỗ lực tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong công việc với một thái độ chân thành, thành tâm tha thứ cho họ khi họ làm điều gì có lỗi với bạn, quan tâm đến họ cả việc công và việc riêng. Mỗi ngày bạn có 1/3 thời gian ở bên họ. Bạn có thể có được niềm vui hay sự thỏa mãn trong công việc hay không, có yêu nghề và vui vẻ với nghề hay không thì bạn đồng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn không thể tập trung làm việc được khi tới văn phòng, đồng nghiệp không để ý tới bạn, họ không chủ động nói chuyện với bạn, không tâm sự chia sẻ với bạn về công việc.
Bạn nên gạt bỏ khỏi mình sự đố kỵ, thói ganh đua không tích cực, hòa đồng thân thiện với tất cả đồng nghiệp trong công ty, không nên nói xấu đồng nghiệp trước mặt cấp trên, không nên có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người kém hơn mình…Lấy thành ý của bạn để thực hiện tất cả những điều đó, bạn sẽ dễ dàng thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ đối với đồng nghiệp.
Quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn đã có 50% sự thành công.
Cấp trên thăng chức cho cấp dưới, ngoài việc xem xét năng lực làm việc và tính hợp tác của bản thân anh ta, còn phải xem xét quan hệ của anh ta với đồng nghiệp như thế nào. Nếu bạn có năng lực, sự cần cù, lòng đam mê công việc, mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp đều tốt đẹp thì thành công của bạn là cái mà bạn đã nắm chắc trong tay.
Chúc bạn thành công trong việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ ở nơi làm việc!
Công ty Cổ phần S-WAY Việt Nam là tổ chức đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng phát triển nghề nghiệp, với tâm nguyện giúp mỗi người phát huy được thế mạnh của mình, thành công có thể học được, chỉ cần bạn tư duy tích cực, ham học hỏi, có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu đó.
S-WAY liên tục tổ chức các sự kiện giao lưu nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng phát triển nghề nghiệp cho cộng đồng; và tổ chức các khóa học Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tư duy tích cực, Kỹ năng bán hàng, Khởi sự doanh nghiệp và quản trị kinh doanh... Mời bạn tham gia sự kiện: Tọa đàm Kỹ năng giao tiếp tại hội trường G3 - Đại học Xây dựng vào 17h30 ngày 16/5/2013, chi tiết tại: http://www.swayvietnam.com/vi/su-kien/139-toa-dam-qky-nang-giao-tiepq-danh-cho-sinh-vien-tai-dh-xay-dung.html
Và đăng ký tham gia các khóa đào tạo của S-WAY, khai giảng hàng tuần, tham khảo thông tin tại: http://www.swayvietnam.com/vi/lich-khai-giang.html
Xin chân thành cảm ơn, chúc bạn luôn trang bị đủ kỹ năng để thành công trong cuộc sống!
Thanks and Best Regards,
|
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013
BÍ QUYẾT THĂNG TIẾN TRONG SỰ NGHIỆP
Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013
NÓI CHUYỆN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG - Public speaking
Nóichuyện trước đám đông (public speaking) là một kỹ năng rất tốt để có. Nó có thể giúp ta rất nhiều trong những công việc liên hệ đến nhiều người, và trong một số công việc thì đó là kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta chưa từng nói trướcđám đông, thì cũng thực là khó, phải không các bạn? Hôm nay mình sẽ nói về kỹnăng này một tí, đặc biệt là cho các bạn chưa quen việc này.
Nếu bạn phải nói chuyện trước một đám người là run lẩy bẩy, và quên hết ngôn ngữ, nói không ra tiếng, thì cũng không sao. Đó chỉ là phản ứng tự nhiên thôi. Khi ta sợ, adrenaline bơm vào máu rất mạnh và sinh ra đủ loại phản ứng tâm sinh ly’, cũng như nhiều người thấy trộm vào nhà thì đơ lưỡi. Chỉ cần luyện tập một thời gian thì quen thôi.
Trước hết, hãy ghi nhớ một vài quy luật căn bản này nhé:
1. Càng quen thì càng dễ nói.
Nếu mình biết và hiểu đa số khán giả, thì dễ hơn là nói với một nhóm khán giả lạ hoắc. Nếu mình quen thuộc với chỗ mình nói (hội trường, phòng họp, v.v…) thì càng dễ nói.
2. Càng nắm vững vấn đề thì càng dễ nói.
Nếu mình đã làm khoảng vài ngàn cái bánh xèo rồi, thì nói về bánh xèo dễ hơn là mới làm chỉ 2 cái trong đời và phần còn lại là chỉ đọc trên Internet
3. Môi trường càng thoải mái thì càng dễ nói.
Nếu căn phòng nóng quá, lạnh quá, ồn quá, hay ánh sáng của đèn quay phim cứ rọi thẳng vào mắt mình, thì làm cho công việc mình khó khăn hơn nhiều.
4. “Nói trước công chúng” không phải là “đọc trước công chúng.”
Bây giờ bạn bắt đầu thực tập nhé.
Thực tập hiệu quả là phải có một nhóm bạn tập chung với mình, như vậy thì mới có “đám đông” để thực tập. Cho nên nếu vài bạn thành lập một Public Speaking Club cũng là việc nên khởi đầu.
• Các buổi đầu tiên nên rất dễ dàng, và chỉ nên nói về những gì có sẵn trong đầu thôi. Ví dụ: Mọi người ngồi vòng tròn, rồi thay phiên nhau mỗi người nói về những việc đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua.
• Đến mức cao hơn, thì đứng cao hơn khán giả, và xa khán giả, nhưng sau một cái bục, hay cái bàn nhỏ, để mình không bị thừa thải tay chân. Nói về vấn đề nào đó đòi hỏi một tí chuẩn bị và sắp xếp, như dạy mọi người làm bánh xèo, hay trìnhbày trận Điện Biên Phủ.
Lúc này bạn sẽ cần một vài “ghi chú” để nhớ mọi chi tiết phải nói. Các ghi chú này chỉ nên viết rất sơ sài, như một dàn bài nhỏ. Lúc nói mang theo cây bút và dàn bài, nói xong mục nào dùng cây bút đánh dấu mục đó.
• Một cách thực tập khác cũng dễ và hay là nói về những tấm hình bạn chụp. Nếu có máy projector rọi hình lên tường, bạn cầm cây thước chỉ và giải thích về các tấm hình cho mọi người.
• Tập “phát âm với hùng lực”: Viết một câu ngắn, đứng xa khán giả khoảng mười mấy hai chục thước, và đọc câu đó rất to để mọi người đều có thể nghe rõ được.
Cứ tập như vậy thì cũng phải tốn một mớ thời gian rồi. Còn nhiều kỹ thuật và nghệ thuật khác, hãy tham gia khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM, để được hướng dẫn, trao đổi và huấn luyện cùng các chuyên gia giao tiếp, thuyết trình hàng đầu Việt Nam!
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Trắc nghiệm kỹ năng trình bày
Kỹ năng trình bày hoàn toàn có thể rèn luyện được. Vấn đề là bạn phải biết khả năng của mình ở mức nào và cần phải bổ sung thêm những gì.
Bài trắc nghiệm sau (dịch từ website mindtools.com) sẽ giúp bạn:
1. Các hình ảnh trong bài thuyết trình có tương thích với thông điệp bạn muốn truyền tải đến khán giả và giúp bạn trình bày hiệu quả hơn không?
a. Không bao giờ (1 điểm)
b. Hiếm khi (2 điểm)
c. Thỉnh thoảng (3 điểm)
d. Thường xuyên (4 điểm)
e. Luôn luôn (5 điểm)
2. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn có suy nghĩ kỹ những thông điệp sẽ truyền tải đến khán giả?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
3. Trước khi thuyết trình, bạn có làm quen với không gian của khán phòng?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
4. Bạn có lên kế hoạch luyện tập bài thuyết trình nhiều lần cho đến khi trình bày một cách tự nhiên và lưu loát?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
5. Bạn cho rằng khán giả biết rất ít về những gì mình sẽ trình bày nên cố gắng mang đến cho họ những thông tin cần thiết và bổ ích nhất.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)
6. Bạn tiếp cận khán giả một cách gián tiếp và truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)
7. Lo lắng có khiến bạn trở nên căng thẳng và áp lực hơn khi trình bày?
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)
8. Bạn cho rằng ban tổ chức sẽ chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để bài thuyết trình diễn ra theo đúng kế hoạch.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)
9. Bạn khuyến khích khán giả đặt câu hỏi và nêu thắc mắc của họ ở phần cuối của bài thuyết trình.
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
10. Bạn chú ý đến những ngôn ngữ cơ thể như biểu hiện của cơ mặt và ánh mắt, để tương tác tốt hơn với khán giả.
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
11. Bạn có đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những điều mình đang nói?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
12. Thỉnh thoảng bài thuyết trình của bạn kéo dài dự kiến.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)
13. Để thuyết phục một khán giả nào đó, bạn sẽ khiến cho họ hình dung ra kết quả trong tương lai nếu họ không thay đổi.
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)
14. Bạn tập trung vào phần giữa của bài thuyết trình hơn là phần mở đầu và kết luận, bởi vì đó là phần chứa nhiều thông tin mà bạn muốn truyền tải nhất.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)
Kết quả trắc nghiệm
14-32 điểm: Bài thuyết trình của bạn thực sự không mấy thu hút và hơi nhàm chán! Bạn cần luyện tập nhiều hơn, học cách giảm bớt sự lo lắng hồi hộp, cách duy trì nguồn năng lượng và tăng độ thuyết phục của bài thuyết trình. Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu52-70 điểm: Khán giả rất hứng thú và hài lòng với bài thuyết trình của bạn. Bạn biết cách dành thời gian để thu hút sự chú ý của họ khi bài trình bày đi về phần cuối. Đó là kỹ thuật của một diễn giả chuyên nghiệp! Rất mong có ngày nào đó được cộng tác với bạn với tư cách là một đồng nghiệp.
Bạn đã có số điểm và biết khả năng thuyết trình của mình. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp, cách nhanh nhất là bạn có thể tham gia một khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu
Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013
SOẠN BÀI THUYẾT TRÌNH : LẬP DÀN Ý
Bạn đã nắm được cách chọn đề tài và xác định thông điệp cốt lõi cho bài thuyết trình. Bài này sẽ trình bày về cách khai triển thông điệp cốt lõi dựa vào một dàn ý. Đây là bước thứ hai trong quy trình sáu bước để soạn một bài thuyết trình hoàn chỉnh.
Rủi thay, lập dàn ý là bước nhiều người bỏ qua. Cái cớ đơn giản nhất họ thường vin vào là thế này: “Không có thì giờ!” Tôi cho đây là ý nghĩ sai lầm cơ bản, bởi vì việc lập dài ý cho bài thuyết trình là rất quan trọng, và thì giờ bạn dành cho việc này có tác động rất lớn đến sự thành công của bài thuyết trình.
Dàný để làm gì?
Dàn ý là bản vẽ cho bài thuyết trình của bạn.
- Nó làm nổi bật các yếu tố lý lẽ chính, tức là các điểm lý luận triển khai để phục vụ cho thông điệp cốt lõi bạn muốn trình bày.
- Nó làm nổi bật các yếu tố cấu trúc, chẳng hạn như lời mở, thân bài, kết luận, các câu chuyện, các quan điểm trừu tượng.
- Nó giúp nối kết các yếu tố ấy và xếp lại thành một trật tự có trước có sau. Điều này còn giúp bạn phân phối thì giờ hợp lý cho các điểm cần nói trong buổi thuyết trình của mình.
Dàn ý tổng quát
Mẫu lập dàn ý cho bài nói theo các yếu tố cấu trúc:
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết luận
Tương tự, mẫu lập dàn ý theo các yếu tố lý lẽ:
1. Nói cho họ về điều bạn sẽ nói.
2. Nói cho họ.
3. Nói cho họ về điều bạn đã nói.
Kết hợp chúng lại với nhau, bạn có một dàn ý khởi đầu khái quát:
1. Mở bài (Giới thiệu) – Ghi ra đề tài và thông điệp cốt lõi; liệt kê các điểm chính bổ trợ.
2. Thân bài
a. Chứng minh điểm thứ nhất.
b. Chứng minh điểm thứ hai.
c. Chứng minh điểm thứ ba.
3. Kết luận – Ghi lại các điểm chính yếu; tóm lại thông điệp cốt lõi; lời kêu gọi hành động.
Điều đáng ngạc nhiên là mẫu lập dàn ý gồm ba bước đơn giản như trên lại có tác dụng đối với đa số các đề tài thuyết trình. Công thức cơ bản tương tự trên đây, bạn đã biết từ hồi bắt đầu học môn tập làm văn trên ghế nhà trường, và có thể thấy áp dụng rất nhiều và rất rõ trong các sách tiểu thuyết, truyện ngắn, phim ảnh, báo cáo, email và nhiều hình thức truyền thông khác nữa.
Vài“biến tấu” tham khảo về các dàn ý thuyết trình
Dàn ý dựa trên câu chuyện
Tác dụng của các câu chuyện kể thì khỏi phải nói ở đây. Nhiều diễn giả hàng đầu còn nhấn mạnh cho rằng việc kể chuyện là chìa khóa cho các giao tiếp trong kinh doanh.
1. Nói vài ý mở đầu để thu hút tập trung của người nghe, giới thiệu về đề tài và thông điệp cốt lõi.
2. Kể một câu chuyện: Đưa ra một quan điểm.
3. Kể một câu chuyện khác: Đưa ra một quan điểm khác.
4. Kể một câu chuyện khác nữa: Đưa ra một quan điểm khác nữa.
5. Một kết luận đáng nhớ có sức kết nối lại với nhau tất cả ba câu chuyện vừa kể trên để bổ trợ cho thông điệp cốt lõi.
Dàný cho bài thuyết trình ở hội nghị khoa học
Dàn ý bài thuyết trình cho nhiều cuộc hội nghị khoa học cũng mang dáng dấp của phương pháp khoa học:
1. Nêu ra vấn đề đang cần giải pháp
2. Mô tả một giả thuyết để khảo sát một khía cạnh của vấn đề.
3. Mô tả một thí nghiệm được tiến hành để thử nghiệm giả thuyết kia.
- Chi tiết 1 – biểu đồ
- Chi tiết 2 – hình ảnh
- Chi tiết 3 – mô tả
4. Trưng ra dữ liệu đã thu thập và dữ liệu đã qua phân tích sau đó
- Phân tích dữ liệu 1 – biểu đồ
- Phân tích dữ liệu 2 – biểu đồ
- Phân tích dữ liệu 3 – bảng biểu mẫu.
5. Rút ra các kết luận có liên hệ với giả thuyết ban đầu.
6. Đề xuất các hành động trong tương lai.
Dàn ý cho buổi thuyết trình kêu gọi đầu tư kinh doanh
1. Hãy trực tiếp vào đề: “Đầu tư…$ sẽ có được lợi nhuận…$”
2. Câu chuyện minh họa cho nhu cầu đối với sản phẩm ABC.
3. Câu chuyện mô tả viễn cảnh về việc sản phẩm ABC này sẽ có tác động cải thiện thế nào cuộc sống của nhiều người.
4. Giới thiệu sơ quát về sản phẩm ABC
- Lợi ích 1 (tập trung vào các ích lợi, không phải vào các tính năng)
- Lợi ích 2
- Lợi ích 3
5. Kêu gọi đầu tư ngay bây giờ
- Câu chuyện minh họa sức mạnh của đội ngũ công ty làm ra sản phẩm ABC
- Phân tích thị trường.
- Các kế hoạch tài chính.
6. Lặp lại lời kêu gọi hành động: “Đầu tư…$ sẽ có được lợi nhuận…$”
Lưu ý là các thí dụ cho các trường hợp cụ thể ở trên thích hợp cho bài thuyết trình ngắn từ sáu đến mười phút.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
Thuyết trình hiệu quả: 3 sai lầm chết người
Mới đây, tôi nhận được một câu hỏi có nội dung như sau:
Theo kinh nghiệm, anh thấy các diễn giả chuyên nghiệp hoặc những người thường xuyên phải thuyết trình, đọc diễn văn có hay mắc sai lầm không?
Đáng buồn là có! Nhưng còn đáng buồn hơn, con số vấn đề các diễn giả thường vấp phải không chỉ có một, mà là rất nhiều. Trong bài chia sẻ này, tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề nổi cộm nhất, có thể gọi là các sai lầm chí tử.
- Thiếu mục đích
Nhiều người thường xin tôi cho ý kiến về bài thuyết trình họ sắp đem ra trình bày. Và thường thì trước tiên, họ mở PowerPoint, rồi bắt đầu trình bày giải thích nội dung này vấn đề kia. Tuy nhiên, tôi luôn hỏi họ câu này: “Trước khi đi vào chi tiết, xin anh cho tôi biết thông điệp anh muốn gửi gắm qua bài thuyết trình này là gì?”
Và khi họ hỏi lại, “Thế ý anh là gì?” (và họ rất thường hỏi thế), thì tôi biết ngay là họ đang gặp một vấn đề lớn hơn cả những slide thiết kế [thường] trông chả ra sao.
Bạn nên biết rằng trước buổi thuyết trình, việc ngồi xem lại các slide bạn đã soạn để nhẩm để ôn chi tiết này vấn đề kia nhưng lại không nắm rõ được thông điệp cốt lõi mình muốn nêu bật qua nội dung bài thuyết trình, thì cũng chẳng khác gì bạn đang ngồi phân tích phê bình kỹ thuật đánh bom của mình trong khi không hề biết tại sao mình lại ở trong cuộc chiến này vậy.
Và vấn đề này – tức là việc không nắm rõ thông điệp cốt lõi mình muốn trình bày – không chỉ có những ai dùng các slide PowerPoint thuyết trình thì mới gặp phải. Đây còn là vấn đề chung, là sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều diễn giả thường phạm phải.
Nếu bạn không nắm rõ về điều chính yếu mình muốn trình bày cho người ta nghe, không biết rõ mục đích nhắm tới qua bài thuyết trình là gì, thì thử hỏi làm cách nào khán thính giả của bạn có thể nắm được những gì bạn sẽ nói?
- Thiếu hẳn cảm xúc, yếu lửa nhiệt tình
Với tôi, cơ hội để nói trước một đám đông khán thính giả là một món quà tuyệt vời. Bởi vì, việc một ai đó chăm chú nghe mình quả thực đã là một điều sung sướng; mà ở đây, có cả một đám đông sẵn sàng lắng nghe từng lời mình nói, thì đó chẳng phải là một cơ hội hiếm có hay sao?
Nhưng cơ hội này sẽ bị lãng phí hoàn toàn nếu người nói thiếu đi cảm xúc hay ngọn lửa nhiệt tình trong khi thể hiện bài thuyết trình của mình.
Tôi vẫn thường khuyên là để buổi diễn thuyết thành công, bạn phải thực sự yêu mến chủ đề mình nói, phải dồn mọi cảm xúc, phải thổi ngọn lửa nhiệt tình vào những gì bạn muốn chia sẻ với khán thính giả mình.
Nói mà thiếu cảm xúc, bạn sẽ biến bài thuyết trình thành một bài bình ca ru ngủ tuyệt vời. Ngược lại, nếu biết huy động năng lượng cơ thể dồn vào ánh mắt, cử chỉ và hành động diễn tả, bạn sẽ biến bài thuyết trình trở thành một bảnrock sôi động, đầy nhiệt, và giúp lan truyền cảm xúc mạnh mẽ đến khán thính giả. Và lắm lúc, theo kinh nghiệm, tôi thấy những cảm xúc ấy sẽ giúp bạn “che đậy” được những gì còn vụng về trong kỹ năng thuyết trình của mình.
- Thiếu chuẩn bị
Vấn đề thứ ba nhiều diễn giả thường gặp phải là việc thiếu chuẩn bị cho bài diễn văn và buổi thuyết trình của mình.
Lần nọ, tôi trò chuyện với một anh trưởng phòng mới toanh ở một doanh nghiệp về bài thuyết trình anh sẽ nói trước mọi người trong công ty: một bài tóm tắt trong ba mươi phút về dự án hoạt động cho phòng kinh doanh của anh. Tôi hỏi rằng anh đã chuẩn bị đến đâu rồi, và anh đáp rằng “tôi dành nguyên một buổi tối để soạn bài.” Tôi nhắc anh ta rằng sẽ có 25 con người ngồi đó nghe anh trình bày, và tất cả bọn họ đều có thời khóa biểu dày đặc (chưa nói là lương bổng của nhiều người trong số họ còn cao hơn anh nhiều), và họ mong thấy một bài thuyết trình mang lại hứng thú hay ích lợi nào đó cho họ.
Rồi hai hôm sau, anh bắt đầu buổi thuyết trình. Kết quả: một nửa khán giả ngồi nghe nửa chừng rồi bỏ ra ngoài đi lo việc khác. Một số người thì nán lại để ăn cho hết mấy cái bánh ngọt rồi cũng phủi quần chuồn luôn, trước khi buổi thuyết trình khép lại.
Thế đấy, thiếu chuẩn bị cho buổi thuyết trình tức là:
- Không chịu phân tích trước để biết đối tượng người nghe là ai, đang muốn gì.
- Vớ đại một nội dung nào đó thấy dễ nói; thiếu khâu nghiên cứu tìm hiểu đào sâu.
- Các slide, nếu có, chỉ là một mớ cắt xén, ráp nối cẩu thả, bố cục không lôgíc; và nội dung thì có lẽ cùng lắm chỉ có mấy cái gạch đầu dòng là hết.
- Không kỹ lưỡng đọc lại, biên tập lại nội dung, bổ sung hình ảnh minh họa, làm cho cấu trúc bài nói, hay slide thuyết trình, mơ hồ và rời rạc.
- Không dành thì giờ để nhẩm lại bài nói, ôn tới ôn lui cho nhuần nhuyễn, để nắm cái trước cái sau; dẫn đến dễ nói lung tung, sa đà vào các chi tiết phụ, không biết đường “hạ cánh” và rất dễ làm “cháy” thời gian.
Và nói cho cùng, việc thiếu chuẩn bị như thế sẽ gây ra nhiều điều đáng tiếc. Không những bạn sẽ không thuyết phục được khán thính giả, mà còn làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề vì vừa thiếu tôn trọng lại vừa làm lãng phí thời gian quý giá của họ.
Ai cũng có thể mắc sai lầm. Điều khác biệt là hạn chế tối đa chúng. Nếu bạn muốn bài thuyết trình của mình hoàn hảo nhất có thể, hãy tham dự khóa học.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu
- Thiếu mục đích
- Thiếu hẳn cảm xúc, yếu lửa nhiệt tình
- Thiếu chuẩn bị
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
Thuyết trình hiệu quả: Dẫn chứng số liệu
Bạn tìm được một số liệu thống kê hấp dẫn, đủ sức “chống đỡ” một điểm lập luận nào đó trong bài thuyết trình. Bạn khoái chí, để dành con số thống kê “hoành tráng” ấy tới ý chính cuối cùng mới nêu ra. Bạn rất mong sẽ tạo ra được một làn sóng cảm xúc ập dồn vào khán giả. Thời cơ đã đến, bạn dõng dạc nêu to con số thống kê kia, và rồi…
chẳng có gì xảy ra. Không thấy người nghe động tĩnh hay phản ứng gì.
Họ không hiểu?
Nếu đã gặp chuyện tương tự như trên, tức là bạn không đơn độc. Hôm rồi, có một bạn gửi tôi bức email nêu câu hỏi sau:
Không biết anh có lời khuyên nào giúp tôi đưa các số liệu thống kê vào bài thuyết trình sao cho hiệu quả và tạo được ấn tượng không? Tôi thấy đôi khi nó phát huy hiệu quả, nhưng chuyện đó rất hiếm, và thường thì có vẻ như người nghe chẳng mấy ấn tượng với các số thống kê dù chúng rất có ý nghĩa với tôi. Rất mong anh cho lời khuyên.
Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau xem xét tầm quan trọng của các số liệu thống kê trong bài thuyết trình và đưa chúng vào làm sao cho hiệu quả.
Vì sao phải dùng các số liệu thống kê khi thuyết trình?
Trước hết, tôi xin khẳng định với bạn điều này: nắm rõ cách lồng ghép các số liệu thống kê vào bài thuyết trình, đó là một kỹ năng vô cùng quan trọng.
Số liệu thống kê làm cho bài thuyết trình của bạn nên thực tế hơn.
Đương nhiên, bạn muốn nói chuyện trừu tượng cổ kim trên trời dưới đất gì đó thì cứ việc, nhưng cũng phải làm sao đó để các ý tưởng bạn nêu ra, người nghe dễ dàng nắm bắt. Và các dữ kiện, con số thống kê sẽ giúp các ý tưởng bạn trình bày mang tính thực tế hơn, đáng tin hơn.
Chẳng hạn bạn nói cho người ta biết rằng nếu bơm hơi lốp xe cho đúng chuẩn, thì xe chạy sẽ bớt tốn xăng rất nhiều. Nhưng nói vậy là một chuyện, còn nếu dẫn chứng cụ thể mà nói rằng việc này có thể giúp họ tiết kiệm được hơn 2 triệu tiền xăng mỗi năm: đó là chuyện khác, và tất nhiên tạo được “ép phê” hơn nhiều.
Số liệu thống kê có thể khơi dậy cảm xúc nơi người nghe.
Thí dụ, trong bài nói về cảnh đói nghèo, bạn có thể khơi dậy và làm gia tăng cảm xúc nơi người nghe bằng cách tiết lộ cho họ thấy con số phần trăm các trẻ em trong khu vực bạn sống không nhận được quà trong mùa trung thu này.
Số liệu thống kê làm tăng độ tin cậy của bạn qua hai cách.
Thứ nhất, việc dùng một số liệu thống kê nào đó cho thấy rằng bạn đã thực sự dành thì giờ và lưu tâm nghiên cứu để phục vụ người nghe.
Thứ hai, việc dùng các số liệu thống kê từ các nguồn đáng tin cậy (chẳng hạn, từ Tổ chức Y tế Thế giới) sẽ làm gia tăng độ người nghe tin tưởng vào bạn.
Số liệu còn giúp người nghe dễ ghi nhớ thông tin.
Làm sao để chọn được số liệu thống kê thích hợp
Nếu thực sự dồn tâm nghiên cứu kỹ đề tài thuyết trình của mình, bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ sớm phải “bơi” giữa các con số thống kê. Và với quá nhiều dữ kiện, con số như thế, bạn phải quyết định thế nào để chọn ra các dữ kiện và con số thích hợp để đưa vào bài thuyết trình của mình?
Dưới đây là vài yếu tố bạn nên xem xét khi đưa ra chọn lựa của mình:
- Số liệu nào sẽ tác động đến người nghe nhiều nhất?
- Số liệu nào sẽ gây ngạc nhiên hay sửng sốt nhất? Bạn có mục tiêu phải làm cho người nghe lúc rời phòng ra về phải nói với các bạn bè mình rằng, “Chắc bạn không tin nổi điều mình biết được trong buổi diễn thuyết hôm nay…”
- Số liệu nào sẽ làm cho lý lẽ bạn đưa ra nên thuyết phục hơn? Không nên đưa các số liệu thống kê vào bài nói chỉ vì bạn thấy chúng hấp dẫn, và chỉ có thế. Ngoài việc hấp dẫn, chúng phải có liên hệ chặt chẽ với thông điệp cốt lõi và các lý lẽ chủ đạo bạn muốn trình bày. Nếu chúng không liên quan lắm với bài nói, thì đôi khi, người nghe có thể chỉ nhớ các số liệu ấy mà không nhớ gì đến thông điệp bạn muốn gửi gắm.
Thuật lồng ghép
Nếu bạn cần ghi nhớ một điểm chính nào đó sau khi đọc bài này, thì đây là điểm nên nhớ: bạn phải tạo ra một bối cảnh có ý nghĩa cho các con số thống kê của mình.
Như đã nói ở phần trước, một con số thống kê nếu chỉ thuần hấp dẫn, gây tò mò nhưng lại không ăn nhập gì với nội dung chính yếu của bài nói – tức là không có bối cảnh để nó dựa vào – thì dù có gây sốc đến mấy, nó cũng sẽ trở nên vô tác dụng và làm giảm hiệu quả bài nói của bạn.
Thí dụ tôi nói với bạn rằng trang web swayvietnam.com đến nay đã có 50.000 độc giả đăng ký theo dõi và nhận tin. Có thể bạn thấy ấn tượng ngay, nhưng cũng có thể bạn coi điều đó chả có gì hay ho hết. 13.000 độc giả là con số lớn? Hay con số nhỏ?
Tuy nhiên, nếu tôi nói rằng swayvietnam.com là một trong những trang mạng cá nhân “hot” nhất (hoặc là “số một”) ở Việt nam lúc này, thì tức là tôi cung cấp một bối cảnh để con số thống kê 50.000 độc giả đăng ký kia trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.
Trước khi nêu số liệu, bạn hãy dẫn dắt và tạo bối cảnh bằng cách kể ra một câu chuyện của ai đó nằm trong diện các con số thống kê.
Chẳng hạn, nếu dữ liệu thống kê bạn muốn dẫn ra liên quan đến con số người mắc bệnh ung thư vú, có lẽ bạn nên bắt đầu bằng cách kể câu chuyện về một chị một bà nào đó mắc bệnh này và rồi tiết lộ ra rằng “bà này chỉ là một trong 100.000 chị em mắc bệnh ấy ở đất nước này.”
So sánh số liệu thống kê bây giờ so với thời gian trước. Điều này giúp cho người nghe thấy rõ tình trạng chuyển biến của một vấn đề từ năm này qua năm khác, hoặc từ thập kỷ này qua thập kỷ khác.
Dẫn số liệu làm sao để tạo hiệu quả tốt nhất?
Nắm rõ thuật lồng ghép số liệu vào bài nói là quan trọng, nhưng quan trọng hơn, bạn còn phải biết cách dẫn dắt thế nào để làm cho người nghe “phê” nhất.
Gợi ý trước cho người nghe về tầm quan trọng của số liệu. Bạn có thể làm điều này vào lúc mở đầu bài nói nhằm tạo tình trạng hồi hộp đợi chờ (chẳng hạn thế này: “Một lát nữa đây, tôi sẽ tiết lộ cho các bạn một con số thống kê khá choáng, đến độ khiến các bạn có thể phải thay đổi cách nhìn về vấn đề này…”), hoặc có thể trực tiếp nói ngay (thí dụ, “Nếu có điều gì quan trọng bạn cần ghi nhớ nhất trong buổi hội thảo hôm nay, thì điều đó là…”)
Ngưng lại một lúc trước khi nêu ra con số thống kê để tạo ra tình trạng hồi hộp.
Nói ra rõ ràng, và nói chậm lại một chút so với tốc độ nói bình thường của bạn. Điều này cũng giúp báo hiệu cho người nghe thấy ra được tầm quan trọng của con số thống kê bạn nêu.
Ngưng lại một lúc sau khi nêu ra con số thống kê (ngưng lâu hơn một chút so với lúc trước khi nêu ra) để cho người nghe có thời gian “tiêu hóa” ý nghĩa và “phê” một chút.
Dùng các cử chỉ, điệu bộ để biểu thị tầm quan trọng. Chẳng hạn, nếu đứng dang rộng hai cánh tay ra, bạn sẽ giúp người nghe có cảm giác về độ lớn của vấn đề.
Dùng nét mặt để thể hiện thái độ phản ứng (sốc, ngạc nhiên, thú vị, v.v.) của cá nhận bạn đối với con số thống kê bạn vừa nêu (và đó là thái độ bạn muốn người nghe mình cũng phải có).
Nếu bạn đang dùng các slide trong buổi nói, có lẽ bạn nên dành riêng một slide với các hình ảnh hay biểu đồ (càng đơn giản càng tốt, nhưng có điểm nhấn) để tăng thêm cảm xúc nơi người nghe khi tiếp nhận con số thống kê bạn nêu.
Để có kỹ năng thuyết trình “pro”, bạn cần phải chú ý đến rất nhiều chi tiết, cách dẫn chứng số liệu là một ví dụ.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu.
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013
SỨC MẠNH THUYẾT PHỤC CỦA GANDHI
Rất nhiều người biết về Mahatma Gandhi hay Thánh Gandhi, người mang lại độc lập cho Ấn Độ. Nhưng ít người biết làm thế nào một người đàn ông nhỏ bé, không một tấc sắt, không tiền bạc, không địa vị có thể khuất phục đế quốc Anh, một trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới lúc bất giờ.
Gandhi chủ trương đấu tranh bằng hình thức bất bạo động, nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ lực, chỉ biểu tình ôn hòa, kêu gọi sự đồng lòng của các tầng lớp, dùng lý lẽ để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ của giới truyền thông quốc tế đồng thời bẻ gãy chiêu trò dụ dỗ, bóc lột của đế quốc Anh. Hình thức đấu tranh này là sự thử thách cực lớn với nhân dân Ấn Độ, bởi theo đúng nghĩa đen, họ sẽ phải đưa thân thể mình ra để hứng chịu những đòn roi, đánh đập, thậm chí hứng chịu những loạt đạn của kẻ thù mà không được phản kháng.
Làm thế nào Gandhi có thể thuyết phục được đồng bào mình đi theo đường lối đấu tranh mà ông đã chọn? Chắc hẳn các bạn đang rất tò mò phải không ?
Hãy đến với chúng tôi nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, chúng tôi sẽ giúp các bạn có đủ tự tin và sức thuyết phục người khác như Thánh Gandhi vậy. hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu.
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
NÓI CHUYỆN CHÍNH XÁC
Chào các bạn !
Nếu bạn có thói quen nói chính xác thì có lẽ là bạn cũng có thói quen nghe chính xác. Người nói không chính xác thì cũng thường nghe không chính xác.Đương nhiên nói và nghe là hai kỹ năng chính của truyền thông (communication). Nếu bạn không truyền thông tốt thì rất khó làm việc, vì người khác nói bạn hiểu sai ý, và khi bạn nói, bạn nói không đúng ý bạn muốn nên người khác không thể hiểu đúng ý bạn.
- Dĩ nhiên là chính xác đến mức nào cũng tùy theo hoàn cảnh và người đối thoại với mình. Ví dụ: Người hàng xóm hỏi “Đi đâu đó” thì câu trả lời “Dạ, em ra chợ có chút chuyện” coi như đã đủ chính xác. Nhưng nếu đó là câu vợ chồng hỏi nhau thì “có chút chuyện” là chẳng trả lời gì cả. (Sự thật là, khi ông chồng trả lời bà vợ kiểu mù mờ như thế, thường là đã có vấn đề). Cần chính xác hơn một chút, như là “Anh đi mua một lọ aspirin”.
- Thường thì từ ngữ càng chi tiết và cụ thể thì càng chính xác: “10 giờ sáng mai em đến nhà chị” thì chính xác hơn là “Ngày mai em sẽ đến nhà chị”.
- Và khi nghe, thì đừng “bình loạn” thêm. Như “Em đi mua dùm anh một phần cơm trưa” thì hãy đi mua cơm, đừng cộng thêm phở và bánh mì. Nếu mình “bình” rằng cơm có nghĩa là “cơm, phở và bánh mì” thì hỏi lại cho chắc ăn, đừng tự động lý giải như thế.
- Mỗi lần nói chuyện, nên nói về một điểm hay hai điểm mà thôi. Bất kì việc gì mà phải có cả chục điểm để nhớ, thì thường là không tốt. Nếu bạn giỏi truyền thông thì phải biến 10 điểm đó thành tối đa là 3 điều để nói. Như là chia 10 điều đó thành 3 nhóm chính: 3 + 3 + 4 = 10. Nói đến 3 nhóm chính với 3 ý chính.
- Đôi khi bạn cần nói một ý nhưng lập đi lập lại vài lần hơi khác nhau một chút, hoặc với nhiều vi dụ minh họa khác nhau, để người nghe hiểu được bạn rõ ràng. (Như ĐCN có cả nghìn bài trà đàm xoanh quanh 4 khái niệm: “khiêm tốn, thành thật và yêu người, để tĩnh lặng”).
- Thường thì trong công việc, ngày xưa mỗi khi ngồi họp ban, mỗi người đều cần giấy bút để ghi nhớ sau này. Ngày nay có email, sau mỗi lần họp ban, người trưởng ban nên có một email ghi lại các điểm chính cần nhớ và gửi cho tất cả mọi người. Thế thì rất khó để có người hiểu lầm hoặc quên mất những điểm đã thảo luận.
Nghe và nói/viết chính xác là cốt lõi của truyền thông cho nên chúng ta nên cẩn thận một chút. Nếu cần thì nói chậm lại, lựa từ cho chính xác; và khi nghe thì hỏi lại nếu cần, cho chắc là mình hiểu đúng. 90% vấn đề trong các tổ chức kinh doanh và nhà nước là vấn đề truyền thông. Cho nên đây là vấn đề lớn hơn nhiều người có thể mường tượng. Bạn càng giỏi truyền thông, cơ hội lên quản lý hay lãnh đạo của bạn càng cao. Chúc các bạn một ngày truyền thông tốt. Và nếu các bạn muốn rèn luyện thêm các tuyệt chiêu khác về khoa nói, hãy tham gia khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM, để được hướng dẫn, trao đổi và huấn luyện cùng các chuyên gia giao tiếp, thuyết trình hàng đầu Việt Nam!
Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
VĨNH BIỆT NỖI SỢ NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG
Ai cũng sợ, đó là tâm lý bình thường khi nói trước công chúng. Khi chúng ta phải trình bày trước những người xa lạ, phải xuất hiện trước nhiều người mà không biết họ đang nghĩ gì về mình, rồi chấp nhận rủi ro để nói và phơi bày bản thân trước đám đông… thì quả là một việc không hề dễ. Ngay cả những người đứng trên sân khấu cả đời như diễn viên, ca sĩ hay diễn giả… thì họ vẫn có cảm giác hồi hợp trước mỗi một lần bước ra buổi biểu diễn hoặc trình bày. Vấn đề là làm sao kiểm soát được cảm xúc hồi hợp và lo lắng của bản thân mình để đưa về trạng thái bình thường. Và đây là các bước cơ bản nhất mà bạn có thể áp dụng để làm chủ cảm xúc trước khi trình bày:
Biến người nghe thành bạn bằng cách sử dụng nụ cười và giao tiếp bằng mắt với người nghe. Thông thường, bạn sẽ nhận được phản hồi tương xứng với thiện cảm bạn tạo ra.
Nỗi sợ đến chính vì bạn tưởng tượng ra những hình ảnh tiêu cực trong đầu, rằng không biết người nghe có đón nhận mình không, không biết mình có vấp váp gì không, không biết mình có quên mất nội dung cần trình bày không… Vì vậy, cách xử lý là thay thế những hình ảnh tiêu cực đó bằng những hình ảnh tích cực qua việc bạn hình dung những kết quả khả quan, như: bạn được người nghe đón nhận, bạn trình bày trơn tru và thuyết phục, bạn được nhiều tràn pháo tay ủng hộ… Hãy dành một phút trước lúc trình bày để hình dung những điều thú vị ấy. Tóm lại là làm sao trước khi bước ra sân khấu, trong đầu bạn chỉ toàn những hình ảnh tích cực mà thôi. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến phong thái của bạn và giúp cho bạn mở đầu tự tin.
Để tránh những lo lắng về vẻ ngoài của mình và tập trung hoàn toàn vào bài nói chuyện thì trước khi bước ra trình bày, bạn hãy soi gương thật kỹ hoặc nhờ ai đó chỉnh sửa trang phục, tóc tai, cà vạt… để bạn tin chắc 100% là bên ngoài của bạn hoàn hảo; và rồi đừng bận tâm về bên ngoài nữa, chỉ tập trung vào bài trình bày mà thôi.
Trước buổi trình bày, hãy dành ít thời gian để giao tiếp với khán giả nhằm tạo cảm giác quen thuộc và thân thiện, giúp tâm lý bạn thoải mái hơn.
Một mẹo khác là thở sâu. Tập trung vào hơi thở luôn giúp mang lại cảm giác bình yên và tự tại bên trong của mình, lúc ấy bạn không còn bị chi phối bởi môi trường bên ngoài nữa. Khi bạn tìm được chính mình thì việc tự tin trình bày sẽ dễ dàng đến với bạn.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu.
Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013
CHÀO XUÂN MỚI
Bài thơ : Ông đồ - Vũ Đình Liên
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
«Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.»
Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
SWAY luôn đồng hành cùng bạn !
Web : www.SWAYVIETNAM.com
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013
Bí Quyết Thành Công
Sáu Bí Quyết Để Mở Đầu Bài Thuyết Trình Ấn Tượng !
“Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, “Mở bài thành công là thắng lợi một nửa”… là kinh nghiệm của những người thuyết trình chuyên nghiệp. Theo các kết quả nghiên cứu người ta thấy rằng, để thu hút và gây ấn tượng với người nghe, bạn chỉ có 4 phút để có một phần mở đầu cho một bài thuyết trình hoàn hảo. Người nghe có tiếp tục ủng hộ bạn hay không chính là phụ thuộc vào 4 phút đầu tiên đó của bạn.
Vậy làm thế nào để có một mở đầu bài thuyết trình đi vào tâm trí người nghe? Làm thế nào để có thể lôi cuối thính giả tham gia vào bài thuyết trình của bạn? Sau đây là 6 bí quyết sẽ giúp bạn một phần thực hiện mong muốn đó.
· Mở bài bằng một tình huống gây sốc.
Tôi đã từng tham dự một buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm của một công ty điện thoại. Khi khách hàng vừa ổn định chỗ ngồi, bất ngờ một nhân viên của công ty chạy ra và đập mạnh chiếc điện thoại trên tay xuống sàn nhà. Các thiết bị của máy văng ra mỗi nơi một bộ phận. Người nhân viên đó từ từ nhặt nhạnh và ghép các bộ phận lại với nhau. Thật tuyệt vời, chiếc điện thoại vẫn chạy tốt. Vâng, đó là một trong những tính năng độc đáo của chiếc điện thoại của hang chúng tôi, người thuyết trình từ trong cánh gà từ từ bước ra tuyên bố. Thật sự khách hàng khi đó rất sốc trước tình huống đó, tất cả bị cuốn vào bài thuyết trình của công ty.
Mở đầu bài thuyết trình bằng một tình huống gây sốc cũng là một cách thức bạn có thể sử dụng trong những bài nói của mình. Những tình huống gây sốc sẽ khiến người nghe bất ngờ và bị thu hút vào bài nói của bạn, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý không nên gây ra những tình huống quá sốc và phản cảm cho người nghe.
· Những con số thống kê
“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.
Ví dụ để thuyết phục người nghe lựa chọn hình thức học tập E-Learning, bạn hãy mở đầu bài thuyết trình của mình bằng các con số nghiên cứu: giảm 70% chi phí đào tạo, tiết kiệm 60% thời gian học tập, tăng năng xuất làm việc cho bạn 25%.
· Một câu chuyện hay một tình huống hài hước
Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ. Nếu đó là một buổi thuyết trình kinh doanh hãy kể câu chuyện về một khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn và họ cảm nhận tốt như thế nào.
Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Một lời khuyên cho bạn, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này.
· Chiếm lấy trái tim người nghe
Larry King, một trong những chuyên gia thuyết trình nổi tiếng của đài CNN thường sử dụng phương pháp này. Trong nhiều cuộc thuyết trình, thay vì một tắc phong trang trọng ông lại bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của ông thường kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.
· Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp của bạn
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giầu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đâu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
· Những câu hỏi bất ngờ
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài nói của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài thuyết trình của họ.
Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. Ví dụ như chỉ là những câu hỏi đơn giản: Hôm nay quý vị cảm thấy thời tiết như thế nào?, Trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1, quý vị có biết không ạ?...
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình. Một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình của mình.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu.
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
Thuyết Trình Hiệu Quả - Lặp Lại Mà Không Nhàm Chán.
Mỗi bài trình bày đều có một thông điệp chính cần truyền tải, và cách để não chúng ta thu nhận và ghi nhớ được thông tin là lặp đi lặp lại điều đó đủ số lần cần thiết. Tuy nhiên, một thông điệp nguyên câu nguyên chữ được lặp lại nhiều lần sẽ gây ra nhàm chán. “Yes we can – Chúng ta có thể thay đổi!”, “Làm việc vì lòng tự hào bản thân!”, “Khách hàng là thượng đế!”…, bạn thấy sao khi cứ phải nghe hoài nghe mãi những điệp khúc này?
Với những người trình bày giỏi, họ có thể nhấn đi nhấn lại một thông điệp duy nhất trong suốt bài trình bày của mình nhưng không hề làm cho người nghe phát ngán. Chính vì họ khéo léo truyền tải thông điệp ấy dưới nhiều hình thức khác nhau: những ví dụ sinh động, một câu chuyện cuốn hút, một dẫn chứng lịch sử đầy thuyết phục, những hình ảnh cụ thể, một ẩn dụ tinh tế, hay một phép so sánh đầy bất ngờ và lý thú…
Để nhắc đi nhắc lại thông điệp: “Chúng ta có thể thay đổi!”, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dẫn ra nhiều câu chuyện lịch sử của nước Mỹ để làm bằng chứng và khẳng định việc nước Mỹ có thể thay đổi như thế nào: từ việc đưa người lên mặt trăng, cho đến bước ngoặt bình đẳng mà nước Mỹ đa tạo ra cho phụ nữ, hay những lần khôi phục kinh tế ra sao, thậm chí ông dùng chính câu chuyện của mình – một người da đen có thể làm tổng thống Mỹ…
Ông dẫn dắt người nghe cùng ông quay lại lịch sử nước Mỹ qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau để khẳng định duy nhất một thông điệp: “Yes we can! – Chúng ta có thể thay đổi!”. Và mỗi một lần thông điệp này thốt lên là mỗi một lần điều này được khắc sâu hơn vào con tim của từng người dân Mỹ.
" Lặp đi lặp lại một thông điệp dưới nhiều hình thức minh họa đầy sáng tạo là cách chinh phục người nghe. "
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)